Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạn tính trong đó các tĩnh mạch bị suy giảm cấu trúc độ bền, giãn nở quá mức dẫn tới suy giảm chức năng đưa máu trở về tim gây ứ đọng máu ở ngoại vi. Nếu phát hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ tăng lên.
Các giai đoạn bệnh và cách nhận biết suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu
Tùy thuộc vào mức độ suy giãn của thành tĩnh mạch mà người bệnh sẽ có các biểu hiện triệu chứng bệnh. Dựa vào biểu hiện triệu chứng cũng như mức độ suy yếu của mạch máu mà bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được chia ra thành 7 cấp độ khác nhau:
+Giai đoạn 0: Tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng không có những dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ cảm nhận được.
+Giai đoạn 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ (khoảng hơn 1mm) ở dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân…
+Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Ngay từ giai đoạn này những dấu hiệu lâm sàng cùa bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng
+Giai đoạn 3: Bàn chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều; chỉ sưng phù bàn chân, không có các bộ phận khác.
+Giai đoạn 4: Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.
+Giai đoạn 5: Xuất hiện các vết loét.
+Giai đọan 6: Các vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu và bẩn. Da sạm màu và phù.
Bệnh lý ở tĩnh mạch này phát hiện sớm ở các giai đoạn 0 hoặc 1 và được điều trị đúng cách thì chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ được cải thiện rất nhiều, đồng thời ngăn chặn nguy cơ từ suy tĩnh mạch nhẹ chuyển sang nặng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Cách chữa trị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở tĩnh mạch vùng chân thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh và được điều trị đúng cách. Các chuyên gia hàng đầu đều khẳng định rằng: phát hiện suy giãn tĩnh mạch sớm rất dễ điều trị vì mức độ tổn thương tĩnh mạch không quá nhiều và khả năng hồi phục được hoàn toàn là rất cao.
Người bệnh ở các giai đoạn 0,1 có thể sử dụng thuốc để điều trị tại nhà mà không cần phải phẫu thuật. Các thuốc trị suy giãn tĩnh mạch giúp tăng cường sức bền thành mạch, giúp ngăn chặn bệnh phát triển đồng thời hạn chế các triệu chứng khó chịu như: đau nhức, tê bì, vận động đi lại khó khăn…
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học: nên uống nhiều nước hằng ngày, bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức bền thành mạch, bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là các thức ăn giàu chất xơ, vitamin C, vitamin E…
Đồng thời nên kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường chức năng tuần hoàn, lưu thông khí huyết, vừa giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch vừa giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh tật.
>>> Xem thêm: Tư vấn chữa trị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu tại công ty botania