Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hệ miễn dịch cũng như nội tiết tố để tiếp nhận thai nhi. Do đó phụ nữ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, dễ bị nhiều bệnh lý khác nhau và một trong số đó là bệnh trĩ.
Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai ở phụ nữ.
Nguyên nhân phụ nữ dễ bị bệnh trĩ khi mang thai
Bệnh trĩ khi mang thai là một hiện tượng không phải hiếm gặp ở phụ nữ, đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kỳ mặc dù trước đó bà bầu chưa từng gặp phải bệnh lý này. Bệnh trĩ thực chất là sự suy yếu búi tĩnh mạch ở vùng trực tràng hậu môn mà hình thành nên búi trĩ. Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này:
+Khi mang thai, trọng lượng của thai nhi trong tử cung ngày càng tăng lên khiến cho áp lực đè nặng lên nhiều mô cơ quan, đặc biệt là các tĩnh mạch vùng chậu. Điều này sẽ làm chậm tuần hoàn máu, ứ đọng máu không lưu thông được, khiến các tĩnh mạch bị căng phồng, suy giãn mà dẫn tới bệnh trĩ.
+Chế độ ăn uống: Trong thai kỳ phụ nữ thường phải ăn uống nhiều hơn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho 2 cơ thể cùng lúc. Chính lượng thức ăn thừa thãi có thể gây ra tình trạng táo bón, tăng áp lực lên thành ruột và vùng trực tràng hậu môn.
+Rối loạn nội tiết tố: có thể khiến cho suy yếu thành các mạch máu, dễ bị căng phồng, giãn ra. Hơn nữa sự thay đổi hormon có thể làm giảm nhu động ruột dẫn tới tình trạng táo bón, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Nếu phụ nữ có các dấu hiệu của bệnh trĩ như: đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, đại tiện ra máu… cần đươc nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế uy tín để khám xét và chữa trị kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai
Để tránh gặp phải bệnh trĩ khi mang thai, các bà bầu cần phải thay đổi lối sống sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống phải cân bằng hợp lý:
+Không nên ăn quá nhiều chất dinh dưỡng hay những thực phẩm khó tiêu hóa, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường vì dễ gây ra táo bón. Nên bổ sung các chất xơ vào các bữa ăn để cân bằng dinh dưỡng, đồng thời giúp tăng cường nhu động ruột, lợi tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
+Nên uống nhiều nước vừa giúp tăng cường đào thải độc tố, tăng chuyển hóa trong cơ thể, vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn.
+Không nên ngồi hay nằm lỳ 1 chỗ quá lâu, nên tăng cường vận động hợp lý, vừa phải bằng nhiều hình thức khác nhau như đi bộ hay tập thể dục nhẹ nhàng vừa giúp năng cao thể chất, cải thiện sức khỏe vừa phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
+Nên tập thói quen đi đại tiện hằng ngày vào một thời điểm cố định, đúng giờ, không nên rặn khi đi vệ sinh gây tổn thương niêm mạc trực tràng hậu môn. Không nên dùng giấy quá khô sau khi đi vệ sinh, có thể dùng giấy mềm, ẩm hoặc rửa bằng nước ấm.
+Hãy tạo tư thế ngồi đại tiện đúng bằng cách sử dụng 1 chiếc ghế nhỏ kê 2 chân lên sao cho phần đùi và bụng tạo 1 góc 45 độ. Việc này sẽ giúp đường ruột thẳng góc khi đại tiện, dễ dàng đào thải phân ra ngoài, cũng như hạn chế táo bón.
>>> Xem ngay: Công ty botania mang công nghệ tiên tiến về tay người Việt